Đại biểu Quốc hội phản biện Bộ trưởng Giáo dục về giá sách giáo khoa
2022-05-27 16:34:02 83mọi người đang đọc 0人评论
Tại phiên thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nói về việc dư luận phản ánh tình trạng sách giáo khoa (SGK) tăng giá 2-3 lần.
Sáng nay (27/5) trao đổi với báo chí tại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Phan Viết Lượng đánh giá nội dung trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về giá SGK tại tổ là đúng.
"Nếu vật liệu tốt, in đẹp, cách làm công phu thì rõ ràng giá thành sách phải cao hơn trước", ông Lượng nói. Tuy nhiên, ông bày tỏ băn khoăn với SGK có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không? Bởi làm SGK vấn đề cần quan tâm là có phù hợp với phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục của ta hiện nay, tuổi thọ của sản phẩm đó như thế nào.

"Với giáo dục không nhất thiết phải đẹp hình thức mà cần chú trọng về nội dung, giá trị sử dụng. Tất cả phải tính toán phù hợp. SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá", ông Lượng nói và cho biết, việc cử tri băn khoăn về giá sách giáo khoa là đúng, các bộ ngành liên quan cần phải trả lời cho rõ, còn nếu để lâu sẽ gây hoài nghi trong dư luận.
3 năm trước, Ủy ban Văn hóa, giáo dục đã có giám sát, báo cáo gửi đến các bộ ngành về vấn đề sách giáo khoa, trong đó, có nêu rõ giá cao. Qua đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng cường quản lý giá sách.
"Bộ trưởng GD&ĐT đã nói như vậy thì cũng đã nhìn nhận vấn đề nhưng cần rà soát, đánh giá lại và cần phải giải quyết ngay vấn đề quản lý Nhà nước về giá sách, trả lời sớm cho dư luận", ông Luận nhắc lại.
Chỉ là 'kỹ thuật' của người làm sách?
Còn ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, thông qua phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi họp tổ, ông đã hiểu rõ hiện nay SGK có thể dùng lại được, không phải là sách dùng một lần.
Tuy nhiên, ông băn khoăn khi các trường được chọn SGK dạy cho từng cấp học, trong từng năm, ngoài ra, trong các bộ SGK học sinh có thể làm bài tập ngay trong đó.

"Năm nay trường chọn bộ sách này, nhưng sang năm họ lại chọn bộ sách khác thì lớp học sinh sau có dùng lại được nữa hay không? Còn việc học sinh lớp trước giải luôn bài tập trong sách giáo khoa, thì các em sau này chưa làm đã biết hết kết quả rồi", ông Trí nêu và cho rằng đó là "kỹ thuật" của những người làm sách.
Trong phần trao đổi tại tổ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng giải thích lý do giá SGK hiện nay đắt hơn trước vì giấy tốt hơn, khổ to hơn, in đẹp hơn và cũng có yếu tố xã hội hóa. ĐB Trí đánh giá: "Bộ trưởng nói thế là đúng quá rồi nhưng giá sách như vậy đã trở thành gánh nặng với nhân dân, nhất là với những gia đình có nhiều con đi học, các hộ nghèo".
Để giá SGK không trở thành gánh nặng đối với nhiều hộ gia đình, ông đề nghị nhà nước có chính sách trợ giá trong in sách giáo khoa. Bởi, theo ông chọn sách để học rất khó, như một cậu sinh viên chưa chắc đã biết chọn cuốn nào cho phù hợp.
Do vậy, nếu cứ để như tình trạng hiện nay sẽ rất phí nguồn lực.
Trước đó, thảo luận tại Quốc hội ngày 23/5, ĐB Nguyễn Anh Trí cũng đã phát biểu SGK không được dùng lại, hàng năm xã hội tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng để mua sách mới, gây khó khăn cho gia đình có con đi học, đặc biệt là hộ nghèo.
Trần Thường

Bộ trưởng GD-ĐT nói về việc sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lần

Bộ Giáo dục kiến nghị Nhà nước định giá tối đa cho sách giáo khoa

Lo tuổi thọ sách giáo khoa quá ngắn ngủi

Chương trình lớp 10 mới: Một môn học có tới 11 cuốn sách giáo khoa
Trước: 没有了
Kế tiếp: Mỗi người lao động ngành TT&TT phải là một công dân số
Những bài viết liên quan
-
05-27Mỗi người lao động ngành TT&TT phải là một công dân số
-
05-27Thanh niên gọi điện đến 113 đe dọa, xúc phạm cảnh sát
-
05-27Hội An gỡ ‘bài toán’ kẹt xe liên miên
-
05-27Elon Musk và Jeff Bezos mất hàng trăm tỷ USD chỉ trong 5 tháng
-
05-27Thời tiết cực đoan: Sẵn sàng các kịch bản cung ứng điện mùa nắng, nóng
-
05-27Xu hướng chọn đô thị vệ tinh làm nơi an cư của cư dân trẻ Thủ đô
-
05-27Bộ NN-PTNT ‘thúc’ 4 địa phương khẩn trương công bố hiện trạng rừng
-
05-27Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Khởi tố, bắt giam Lê Thanh Nhị Nguyên
-
05-27Du thuyền chở hơn 2 nghìn khách bốc cháy ngùn ngụt trong hành trình du ngoạn biển
-
05-2710 dạng vi phạm chủ yếu dẫn đến các bản án dân sự bị Tòa án hủy
bình luận liên quan
有0条
Tìm trang
Cập nhật mới nhất của chuyên mục này
-
05-27Đại biểu Quốc hội phản biện Bộ trưởng Giáo dục về giá sách giáo khoa
-
05-27Mỗi người lao động ngành TT&TT phải là một công dân số
-
05-27Thanh niên gọi điện đến 113 đe dọa, xúc phạm cảnh sát
-
05-27Hội An gỡ ‘bài toán’ kẹt xe liên miên
-
05-27Elon Musk và Jeff Bezos mất hàng trăm tỷ USD chỉ trong 5 tháng
-
05-27Du thuyền chở hơn 2 nghìn khách bốc cháy ngùn ngụt trong hành trình du ngoạn biển
-
05-27International accreditation helps to improve higher education quality
-
05-274 người trong 1 gia đình tử vong tại chung cư ở Hà Nội
-
05-27President receives new ambassadors from Ukraine, Canada
-
05-27PM proposes Pasteur Institute to work with Việt Nam in vaccine research
Được đề xuất trong cột này
đọc xếp hạng
- 1EU dự kiến đầu tư 300 tỷ euro để chấm dứt phụ thuộc vào dầu khí Nga
- 2Mỹ công bố dữ liệu chính thức về số ca tử vong do COVID-19
- 3Chăm đàn ‘thủy quái’ sông Mê Kông: Gia sản tiền tỷ của lão nông Cần Thơ
- 4Số mắc Covid-19 tuần qua liên tục giảm sâu, trung bình tử vong 1 ca/ngày
- 5Những điểm du lịch đẹp 'lịm tim' phải ghé khi đến Nam Định xem SEA Games 31
- 6Huấn luyện viên U23 Thái Lan ngại Indonesia hơn U23 Việt Nam
- 7Đặc phái viên Hàn Quốc, Nhật Bản điện đàm về tình hình Triều Tiên
- 8TP.HCM: Gần 1,2 triệu người lao động mong muốn được hỗ trợ tiền nhà trọ
- 9Tiền Giang: Bắt giữ 2 sà lan 500 tấn khai thác cát trái phép trên sông Tiền
- 10Cuộc chiến ở Mariupol gần kết thúc, Ukraine và Nga đều tuyên bố thắng